Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thừa Thiên Huế cần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày cập nhật 28/12/2020
Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế
Chiều 17/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020; tình hình thực hiện Nghị quyết số 54/NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế.

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, năm 2020, tỉnh Thừa Huế thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thiên tai đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt trên các ngành, lĩnh vực; trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp là ngành du lịch, thương mại vận tải, xuất nhập khẩu, nông nghiệp…Tuy nhiên, với sự quyết tâm chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19; đồng thời, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Thừa Thiên Huế cơ bản đã thực hiện thành công nhiệm vụ kép để phục hồi phát triển kinh tế. 10/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra; trong đó, thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 8.455 tỷ đồng, vượt 11,2% so với dự toán, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 ước đạt 2,06%...

Thời gian qua tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo đầy mạnh công tác cải cách hành chính. Chỉ số CCHC xếp vị thứ 13 (tăng 3 bậc so với năm 2018); Chỉ số ứng dụng CNTT xếp vị thứ 2 (tăng 3 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 20 (tăng 10 bậc); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 5 (tăng 38 bậc). Xếp hạng chỉ số đánh giá tổng thể Mức độ ứng dụng CNTT xếp vị thứ 1 năm 2019.

Liên quan đến dự án di dời dân cư tại khu vực 1 Kinh thành Huế, hiện nay đã tổ chức phê duyệt phương án và chi trả bồi thường cho 2.662 hộ; đang tiếp tục kiểm đếm áp giá cho 854 hộ còn lại của giai đoạn 1, dự kiến đến 15/12/2020 phê duyệt phương án. Ngoài ra, Tỉnh còn tập trung phát triển dịch vụ đô thị thông minh, giúp nâng cao việc quản lý đô thị tinh gọn; bảo vệ môi trường hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Đối với tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ. UBND tỉnh đã xây dựng và hoàn thiện các nội dung trình các Bộ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: (1) Tiêu chí phân loại đô thị, mô hình đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương đối với Thừa Thiên Huế - đô thị có tính chất đặc thù trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. (2) Đề án Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế, sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế. (3) Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (đứng) báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao cách làm việc tích cực, khẩn trương, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Nhất là Thừa Thiên Huế cơ bản đã thực hiện thành công nhiệm vụ kép để phục hồi phát triển kinh tế ở mức hợp lý, chủ động thiết lập hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái mới.

Thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thừa Thiên Huế phải tiếp tục tích cực rà soát, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ - du lịch, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tổ chức tái cơ cấu các ngành kinh tế phù hợp trong điều kiện, tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn còn phức tạp. Năm 2021, tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Định hướng cho Thừa Thiên Huế, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất các mô hình, cơ chế, cách làm mới, tạo không gian mới cho sự phát triển nhanh, bền vững. Quyết liệt phấn đấu, đặt mục tiêu phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, công nghệ và môi trường kinh doanh thuận lợi; phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa cả vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm cuộc sống an bình cho người dân.

Tiếp tục phát huy, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Thúc đẩy và triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số theo phương châm "Làm việc không giấy tờ - Hội họp không tập trung - Dịch vụ công không gặp mặt - Thanh toán không dùng tiền mặt" và "Cơ sở dữ liệu hồ sơ được số hóa". Hình thành dữ liệu số, triển khai tốt thực hiện chứng thực điện tử theo chủ trương của Chính phủ.

Bên cạnh đó, tỉnh cần huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển đồng bộ, kết nối hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, sân bay, cảng biển; trong đó tập trung hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, nâng cấp nhà ga, đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay quốc tế Phú Bài, từng bước đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển kết hợp với phát triển kinh tế biển, đầm phá. Tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khu vực di tích kinh thành Huế, tạo không gian, quỹ đất bảo tồn, khai thác, phát triển giá trị vật thể và phi vật thể cố đô Huế.

Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2021 -2025 nhằm phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng đất Cố Đô, nhất là các tiềm năng thế mạnh về di sản hữu hình và vô hình, nguồn lực trí tuệ, vùng đất có nhiều danh nhân lỗi lạc, tài hoa của đất nước.

Văn Toán (theo thuathienhue.gov.vn)

 

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 779.482
Truy cập hiện tại 58